Skip to content

Increase font size Default font size Decrease font size default color brick color green color
Tráng men bảo vệ kim loại đen (giang + thép)

Để bảo vệ kim loại đen (thép & gang) chống lại sự an mòn của môi trường là đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm như nước ta, tốc độ ăn mòn kim loại rất nhanh. Thông thường lựa chọn một trong các biện pháp sau để bảo vệ kim loại:

-    Bôi dầu mỡ chống gỉ: Cách làm này có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền song chỉ có tính chất tạm thời trong thời gian ngắn theo kiểu bảo quản chống gỉ.
-    Sơn: là lớp vật liệu bảo vệ dạng hữu cơ. Các sản phẩm được bảo vệ bằng sơn có màu sắc đẹp, giá thành rẻ. Tuy nhiên  nhược điểm lớn nhất của lớp sơn là chịu ăn mòn (bền hóa) và bền nhựa rất kém, dễ bạc màu ngay cả dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
-    Mạ (kẽm, đồng, Niken, Crôm….) có ưu điểm bền, đẹp, độ bền cơ học khá cao. Song lớp mạ có nhược điểm độ bền hóa chất và nhiệt dộ kém.
-    Tráng Men: là lớp bảo vệ dạng thủy tinh silicat. Đặc điểm của lớp bảo vệ này là bền hóa (chịu ăn mòn trong các môi trường hóa chất như axit và bagơ) bền dưới tác dụng của nhiệt độ cao (đến 500 • C) . Tuy nhiên vì là thủy tinh nên độ bền cơ học kém.
Trên đây là sơ bộ các cách bảo vệ kim loại đen (thép & gang) chống lại sự ăn mòn. Tùy theo điều kiện sử dụng của loại sản phẩm mà lựa chọn cách bảo vệ.
Sau đây sẽ giới thiệu sơ qua về lớp men trên bề mặt kim loại.   
Như đã nêu lớp men trên bề mặt kim loại là lớp thủy tinh tráng trên bề mặt kim loại để bảo vệ kim loại. Tuy là thủy tinh song lớp men có những điểm khác biệt:
a/  Thủy tinh càng trong càng đẹp, song men thì ngược lại càng đục càng tốt để che lớp kim loại ở dưới.
b/  Thủy tinh sau khi nấu có thể tạo hình để sử dụng ( cốc, chén, lọ hoa….) còn men sau khi nấu phải được làm lạnh đột ngột để vở vụn ra ( quá trình brit hóa hay hạt hóa) rồi đem nghiền trộn với phụ gia (đất sét và một số hóa chất khác), để đến một đổ mịn nhất định mới có thể tráng lên bề mặt kim loại được.
c/  Trong kỹ thuật thủy tinh thường hàm lượng Anhydric Bor (B2O3) thấp hoặc không có, ngược lại vì men tráng lên kim loại nên yêu cầu nhiệt độ chảy thấp nên hàm lượng B2O3 thường không dưới 13%.
d/  Trong thủy tinh nói chung ( trừ thủy tinh màu phải nhuộm màu bằng oxyt CôBan (CoO) nói chung không cần có oxyt CôBan CoO ( trừ thủy tinh…) ngược lại trong men lót để gắn men với kim loại đen bắt buộc phải có oxyt CôBan với hàm lượng từ 0.5 ÷1.0%.
 Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản của men với thủy tinh. Ngày nay để có các loại men thích hợp tráng trên từng sản phẩm (đồ dùng nhà bếp, bình nước nóng, các thiết bị trong công nhiệp thực phẩm, hóa chất…) đã có các nhà cung cấp men chuyên nhập đảm nhận. Và họ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho đơn vị có yêu cầu đối với từng loại sản phẩm cần tráng men bảo vệ.

Kì sau chúng tôi sẽ trình bày một số khuyết tật thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi tráng men trên thép.

KỸ SƯ TRẦN DUY LƯƠNG


 

 

Bạn có biết?

Men thủy tinh, một loại vật liệu thiên nhiên được sinh ra từ lửa, có thể chống lại sự ăn mòn và tinh khiết như thủy tinh, có thể tạo ra một số lượng lớn các mầu sắc khác nhau, bền vững tuyệt đối với thời gian và điều kiện thời tiết.

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến trang Công Nghệ Tráng Men thông qua:
 

Quảng cáo

Liên hệ: info@congnghetrangmen.com để đặt quảng cáo của bạn tại đây!